NHỮNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH PHỤ THUỘC

Khác biệt của chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập

STT Nội dung so sánh Hạch toán độc lập Hạch toán phụ thuộc

Khác tỉnh

1

Con dấu riêng

2

MST riêng

3

Hóa đơn đỏ riêng (Khai báo tình hình sd hóa đơn)

Có thể đặt in HĐ
4

Bộ máy kế toán

5

Kê khai và nộp tax Môn bài

(Điều 17, TT 156/2013)

6

Kê khai và nộp tax GTGT

Có (Nếu CN không trực tiếp bán hàng thì kê khai tại trụ sở – có thông báo với CQT)
7 Kê khai và nộp tax TNCN Có, tại chi nhánh TH1: HĐLĐ giữ NLĐ và CN + Đăng ký giảm trừ gia cảnh tại CN + Có thỏa thuận trụ sở thanh toán lương

=> CN kê khai TNCN

TH2:Trụ sở ký HĐLĐ và cử NLĐ làm việc tại CN + Đăng ký giảm trừ gia cảnh tại trụ sở + Trụ sở TT lương

=> Trụ sở kê khai TNCN

8

Kê khai và nộp tax TNDN

Tại CN Tại trụ sở
9

Lập và nộp BCTC cuối năm cho CQT

  • Có lập BCTC gửi cho CCT tại CN
  • Đồng thời trụ sở làm BCTC hợp nhất và gửi cho CQT của Trụ sở.
CN gửi báo cáo về cho Trụ sở để trụ sở làm BCTC cuối năm và gửi CQT của trụ sở
10

Trụ sở Xuất hàng cho chi nhánh

Trụ sở Viết hóa đơn như bán cho 1 KH thông thường Chọn 1 trong 2 cách:

  • Sd HĐ GTGT để làm căn cứ kê khai và thanh toán (Từng khâu độc lập với nhau)
  • Sd Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
11

Cách hạch toán trên sổ kế toán

  • Như hạch toán của 1 công ty
  • Cuối năm dồn về trụ sở để làm BCTC hợp nhất và quyết toán TNDN
Sử dụng 2 tài khoản

  • Phải thu nội bộ (TK 136): P/a các khoản nợ phải thu giữa Trụ sở với CN
  • Phải trả nội bộ (TK336): P/a các khoản nợ phải trả giữa Trụ sở với CN

Chi tiết hạch toán với trường hợp chi nhánh phụ thuộc

Kết cấu TK 136

 

Bên Nợ TK 136 Bên Có TK 136
  • Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới
  • Kinh phí chủ đầu tư giao cho BQLDA; Các khoản khác được ghi tăng số phải thu của chủ đầu tư đối với BQLDA
  • Các khoản đã chi hộ, trả hộ doanh nghiệp cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ
  • Số tiền doanh nghiệp cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp
  • Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống
  • Số tiền phải thu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ với nhau.
  • Các khoản phải thu nội bộ khác.
  • Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị cấp dưới
  • Quyết toán với đơn vị cấp dưới về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng
  • Giá trị TSCĐ hoàn thành chuyển lên từ BQLDA; Các khoản khác được ghi giảm số phải thu của chủ đầu tư đối với BQLDA
  • Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ
  • Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng

 

Một số nghiệp vụ phát sinh với TK 136

 

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc Hạch toán ở Trụ sở
a) Khi chi hộ, trả hộ Trụ sở hoặc các chi nhánh khác:

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)

Có các TK 111, 112.

b) Khi nhận được tiền hoặc vật tư, tài sản của Trụ sở hoặc CN khác thanh toán về các khoản phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, …

Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1368).

c) Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3368)

Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1368).

a) Khi Trụ sở giao vốn kinh doanh cho CN phụ thuộc:

– Trường hợp giao vốn bằng tiền, ghi:

Nợ TK 1361 – Vốn kinh doanh ở các CN

Có các TK 111, 112.

– Trường hợp giao vốn bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (giá trị còn lại của TSCĐ) (1361)

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn của TSCĐ)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

b) Trường hợp CN phụ thuộc phải hoàn lại vốn kinh doanh cho Trụ sở, khi nhận được tiền Trụ sở ghi:

Nợ các TK 111, 112, ….

Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1361).

c) Khoản phải thu về lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động khác ở CN, ghi:

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.

d) Khi chi hộ, trả hộ CN phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)

Có các TK 111, 112, ….

e) Khi nhận được tiền do CN nộp lên về tiền lãi kinh doanh, thanh toán các khoản đã chi hộ, trả hộ CN, ghi:

Nợ các TK 111, 112, …

Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1368).

f) Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3368)

Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1368).


Kết cấu TK 336

Bên nợ TK 336 Bên có TK 336
  • Số tiền đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc
  • Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp doanh nghiệp
  • Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ
  • Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán.
  • Số vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán phụ thuộc được doanh nghiệp cấp
  • Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp;
  • Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc
  • Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.

 

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu TK 336

Tại Chi Nhánh Tại Trụ sở
a) Khi CN nhận vốn được cấp bởi Trụ sở ghi:

b) Số tiền phải trả cho các CN khác về các khoản đã được chi hộ, trả hộ, hoặc khi nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các đơn vị nội bộ chuyển đến, ghi:

  • Nợ các TK 152, 153, 156
  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT dược khấu trừ
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

c) Khi thu tiền hộ hoặc vay các CN khác, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, …
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

d) Khi trả tiền cho Trụ sở và các CN khác về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
  • Có các TK 111, 112, …

đ) Khi có quyết định điều chuyển tài sản cho các CN khác và có quyết định giảm vốn kinh doanh, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3361)
  • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (nếu điều chuyển TSCĐ, BĐSĐT)
  • Có các TK 152, 155, 156, 211, 213, 217…..

e) Bù trừ giữa các khoản phải thu và phải trả phát sinh từ giao dịch với các CN, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
  • Có TK 136 – Phải thu nội bộ.

g) Trường hợp CN phụ thuộc không được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421), định kỳ CN kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí trực tiếp qua TK 336 – Phải trả nội bộ hoặc qua TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Kết chuyển doanh thu, thu nhập, ghi:

  • Nợ các TK 511, 711
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ)
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không theo dõi kết quả kinh doanh).

Định kỳ, CN phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ kết chuyển kết quả kinh doanh (lãi) lên Trụ sở, ghi:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

Kết chuyển các khoản chi phí, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh)
  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh riêng)
  • Có các TK 632, 635, 641, 642.

Định kỳ, CN phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ kết chuyển kết quả kinh doanh (lỗ) chuyển lên Trụ sở, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

h) Trường hợp được phân cấp hạch toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, định kỳ CN phụ thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho Trụ sở, ghi:

Kết chuyển lãi, ghi:

  • Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

Kết chuyển lỗ, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
  • Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
a) Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải cấp cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

  • Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

b) Các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

  • Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
  • Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

c) Khi thanh toán các khoản phải trả cho các CN, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
  • Có các TK 111, 112, …

d) Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ, ghi:

  • Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
  • Có TK 136 – Phải thu nội bộ.

 

Hạch toán: Việc mua bán hàng giữa Trụ sở và CN, có 2 TH như sau

Kế toán tại chi nhánh Kế toán tại trụ sở
TH1: Chỉ ghi nhận DT thực bán ra bên ngoài
  • Khi nhận HH từ Trụ sở chuyển đến +Kèm hóa đơn GTGT do Trụ sở xuất:

N155,156 và N1331

C336

  • Khi thực bán hàng ra bên ngoài (Ghi nhận DT và Giá vốn như bán hàng bình thường)
  • Kết chuyển DT, CP cho trụ sở
Kết chuyển giá vốn

N336/C632

Kết chuyển DT

N511/C336

  • Khi trả tiền cho trụ sở

N336/C112

  • Khi xuất hh từ Trụ sở – CN: Kế toán viết HĐ GTGT hoặc Phiếu xuất kho kiêm v/c:

N136

C155,156 và C3331

  • Khi nhận được thông báo của CN là ĐÃ TIÊU THỤ RA BÊN NGOÀI:
P/a giá vốn

N632/ C136

P/a Doanh thu

N1368/C511 (Gồm tiền hàng – KHÔNG BAO GỒM THUẾ ĐẦU RA)

  • Khi nhận được tiền của CN gửi về

N112/C1368

  • Bù trừ các khoảng phải thu (136) và các khoản phải trả của cùng 1 CN

N3368/C1368

TH2: Ghi nhận DT lưu chuyển giữa CN và Trụ sở Kế toán tại Trụ sở.

  • Khi xuất đưa hàng cho chi nhánh
  • Ghi nhận DT

N136

C511 ( chi tiết bán hàng nội bộ) & C333

  • Ghi nhận giá vốn: Như giao dịch bán hàng thông thường
  • Bù trừ các khoản chi nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng 1 đối tượng N336/ C136

Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /var/www/vietvang-test/html/wp-includes/functions.php on line 5697
Bài viết liên quan