CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG KHI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI, SINH CON

CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG KHI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI, SINH CON

Điều kiện hưởng như sau:

−  Theo  khoản 2, Điều 31 Luật BHXH: “lao động nữ phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi”.

− Theo khoản 3, Điều 31 Luật BHXH “lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”

  1. Nghỉ khám thai:
  • Căn cứ pháp lý Điều 31, Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Mức hưởng = ((Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)/24)x số ngày nghỉ)
  • Trong thời gian nghỉ khám thai công ty sẽ không trả lương mà nhận mức trợ cấp này
  • Người lao động cần nộp cho Người sử dụng lao động:
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.
  • Hoặc bản sao Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú (nếu có)

Lưu ý: người lao động phải nộp hồ sơ trong thời hạn là 45 ngày kể từ ngày đi làm lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật BHXH 2014

  1. Tiền hưởng chế độ sinh con
  • Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 34, Điều 39 Luật BHXH 2014 và Bộ luật lao động 2019
  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
  • Mức hưởng một tháng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
  • Hồ sơ cần nộp cho Người sử dụng lao động gồm:
  • Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con
  • Giấy xuất viện (bản chính hoặc bản photo công chứng)

Thời gian nộp hồ sơ: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để được hưởng chế độ thai sản.

Lưu ý: Theo hướng dẫn tại Công văn 361/LĐTBXH-BHXH thì bạn còn có thể nộp hồ ngay sau sinh để được giải quyết chế độ sớm hơn.

  1. Trợ cấp 1 lần sau khi sinh con:
  • Căn cứ pháp lý Điều 38 luật BHXH.
  • Mức hưởng cho mỗi con = 2 x Mức lương cơ sở hiện tại (1.490.000 đồng/tháng)
  • Thủ tục nhận trợ cấp: thủ tục nhận tiền hưởng chế độ sinh con đã bao gồm thủ tục này, nên người lao động không cần nộp thêm hồ sơ
  1. Tiền dưỡng sức sau sinh:
  • Căn cứ pháp lý Điều 41 luật BHXH: Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

      – Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

      – Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

      – Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác

  • Thời gian này bao gồm cả ngày nghĩ lễ, tết, nghỉ hàng tuần,…
  • Mức hưởng một ngày = 30% x mức lương cơ sở hiện tại
  • Hồ sơ cần:

      – Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

      – Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

      – Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai; phục hồi sức khỏe. 

      – Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

      – Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.

Trong vòng 10 ngày sau khi người lao động được xác nhận đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh người sử dụng lao động sẽ phải lập hồ sơ gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết.

CÁC CHẾ ĐỘ THAI SẢN CHO NAM

       Căn cứ tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLDXH, lao động nam đóng BHXH từ đủ 06 đến 12 tháng trước khi vợ sinh con sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam giới có vợ sinh con.

  • Thời gian nghỉ việc theo chế độ thai sản cho nam giới có vợ sinh con được quy định như sau:

     – 05 ngày làm việc với sinh thường 01 con;

     – 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

     – 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc

  • Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, lao động nam được nghỉ với thời gian dài hơn, cụ thể gồm:

      – Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng và mẹ chết sau sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

     – Trường hợp cha tham gia BHXH mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.

     – Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

* Lưu ý:

 Nếu vợ sinh đôi trở lên và phải làm phẫu thuật thì nam lao động được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần.

  • Các mức hưởng:
  1. Tiền trợ cấp theo số ngày nghỉ:

Mức hưởng = Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.

Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Bình quân mức lương đóng BHXH = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.

  1. Hưởng trợ cấp 1 lần:
  • Căn cứ theo điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

– Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

      – Trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

  • Lao động nam được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp sẽ là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,98 triệu đồng.
  • Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam giới có vợ sinh con

      – Giấy khai sinh có họ tên cha hoặc Giấy chứng sinh và Sổ hộ khẩu;

      – Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có);

      – Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có);

– Mẫu 01B-HSB

  • Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam giới có vợ sinh con được quy định như sau:

      – Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

      – Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm quản lý.

 

 


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /var/www/vietvang-test/html/wp-includes/functions.php on line 5697
Bài viết liên quan